05/08/2013 05:36:00 PM
(Canhsatbien.vn) -
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và an ninh trật tự an toàn trên biển và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 28/8/1998 Cục Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1069/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo đó, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước Quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
15 năm xây dựng và trưởng thành, thời gian tuy không dài nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành, sự giúp đỡ của cấp ủy chính quyền và nhân dân các địa phương, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, có những bước phát triển mới cả về tổ chức và trang bị về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, lực lượng CSB đã lập được nhiều thành tích nhất là trong bảo vệ các công trình kinh tế của ta trên biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường, đấu tranh trấn áp có hiệu quả với các loại tội phạm vi phạm trên biển, đặc biệt là tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm ma túy, cướp biển, cướp có vũ trang và nhiều loại tội phạm nguy hiểm khác... Tiến hành chủ trì, phối hợp với các lực lượng xua đuổi hàng nghìn lượt tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với lực lượng Cảnh sát biển các nước trên thế giới, góp phần giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn trên các vùng biển, ổn định sản xuất trong nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, xây đắp nên truyền thống vẻ vang:"Kiên quyết, Dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật".
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Đảng ủy, Thủ trưởng Cục Cảnh sát biển xác định cần phải làm tốt công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT), bởi đây là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với quân đội nói chung và lực lượng CSB nói riêng, một lực lượng có tính chất công việc đặc thù, đồng thời đây cũng là một mặt công tác cơ bản của lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong toàn lực lượng. Do vậy, trong suốt 15 năm qua CTĐ, CTCT trong toàn lực lượng đã luôn bám sát thực tiễn, hướng mạnh về cơ sở, phát huy hiệu lực trong việc củng cố, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng trong cơ quan, đơn vị, tạo cơ sở chính trị - tinh thần vững chắc cho phát huy sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và duy trì thực thi pháp luật của toàn lực lượng. CTĐ,CTCT đã trực tiếp góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ CSB; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, hiệu lực của tổ chức chỉ huy và chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo chuyển biến vững chắc về chất lượng chính trị của toàn lực lượng.
Nhận thức đúng vị trí, vai trò CTĐ, CTCT đối với công tác xây dựng lực lượng CSB, thời gian qua, cấp uỷ, chỉ huy, chính uỷ, chính trị viên các cấp trong toàn lực lượng đã tập trung quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Quân ủy Trung ương (QUTW) và Bộ Quốc phòng (BQP); chủ động xây dựng kế hoạch, duy trì và thực hiện nghiêm túc các chế độ CTĐ,CTCT, nền nếp sinh hoạt đảng. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đã được triển khai toàn diện, tập trung vào xây dựng lực lượng CSB vững mạnh về chính trị, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Công tác xây dựng Đảng tập trung vào nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; gắn xây dựng cấp uỷ với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, xây dựng đội ngũ đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"... Các chế độ qui định được duy trì nghiêm túc, có nền nếp; tỷ lệ vi phạm kỷ luật thông thường giảm, năm 2012 còn 0,08%. Nguyên tắc lãnh đạo được giữ vững, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ có nhiều đổi mới và chuyển biến tiến bộ. Nội bộ dân chủ, đoàn kết thống nhất, niềm tin của cán bộ, chiến sỹ vào lãnh đạo chỉ huy các cấp ngày càng được củng cố vững chắc. Công tác cán bộ được triển khai toàn diện, tập trung thực hiện mục tiêu giải quyết số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; chủ động rà soát, bổ sung quy hoạch, kiện toàn cán bộ chỉ huy, quản lý các cấp gắn với điều động, bổ nhiệm, chuyển ra, đề bạt quân hàm, nâng lương bảo đảm chặt chẽ, đúng nguyên tắc. Công tác kiểm tra, giám sát luôn bám sát yêu cầu xây dựng Đảng, đặc biệt Đảng ủy Cục CSB đã triển khai Nghị quyết chuyên đề số 244/ NQ-ĐU ngày 09/01/2012 của Đảng ủy Cục CSB, lãnh đạo thực hiện kết luận số 55/KL/QU ngày 19/01/2012 của Thường vụ Quân ủy Trung ương đối với Cục Cảnh sát biển gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Đặc biệt, đã khắc phục triệt để hiện tượng đánh cờ, bài ăn tiền, cá độ bóng đá, thực hiện nghiêm ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về "Thực hiện thẩm quyền, thực thi pháp luật trên biển, nghiêm cấm không được can thiệp và không để ai can thiệp vào việc chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển, làm ảnh hưởng đến uy tín, truyền thống Quân đội"; và Chỉ thị số 967/CT-CSB-PL ngày 19/4/2012 của Cục trưởng Cục Cảnh sát biển về "Nâng cao phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống tiêu cực trong thực thi pháp luật của lực lượng Cảnh sát biển".
Toàn Đảng bộ làm tốt công tác phát triển đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, góp phần nâng tỷ lệ lãnh đạo từ 40% năm 2003 lên 73,68% năm 2012; trong phân tích chất lượng đảng viên hàng năm, tỷ lệ đảng viên hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được nâng lên từ 70,4% (2003) lên 86,23% (2012); tổ chức Đảng đạt TSVM tăng từ 78,25% năm 2003 lên 88,28% năm 2012. Hoàn thành 100% nội dung chương trình Giáo dục chính trị hàng năm tại đơn vị, quân số tham gia đạt 98,8% trở lên, tổ chức học tập nghị quyết của Đảng, NQ, Chỉ thị của QUTW cho 100% các đối tượng trong đơn vị. Kiểm tra nhận thức năm các đối tượng 100% đạt yêu cầu, trong đó: Đối tượng sỹ quan, QNCN, CCQP có 87,5% khá, giỏi (38,6% giỏi); HSQ-CS đạt 75% khá, giỏi (25% giỏi); kiểm tra nhận thức chính trị đối tượng nâng giữ bậc thợ hàng năm đạt 100% yêu cầu có 88,2% khá, giỏi; kiểm tra nhận thức đối tượng đảng kết quả kiểm tra 100% khá. Ngành kỹ thuật Cục CSB luôn duy trì hệ số kỹ thuật Kt = 0,85 - 0,89, hệ số bảo đảm Kbđ =1; hệ số sử dụng Ksd =1; triển khai sâu rộng cuộc vận động "Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn tiết kiệm, an toàn giao thông", thực hiện có hiệu quả hai khâu đột phá "Xây dựng nề nếp chính quy, làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật". Ngành Hậu cần thực hiện có hiệu quả phong trào “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Về công tác Khoa học Công nghệ, cục CSB đã tiến hành nghiên cứu 01 đề tài khoa học cấp nhà nước, 02 đề tài cấp Bộ Quốc phòng, 03 đề tài cấp Cục, 06 bộ tài liệu huấn luyện chuyên nghành; Xuất bản tờ tin Cảnh sát biển và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị biên soạn được nhiều tài liệu phục vụ huấn luyện. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo đảm an ninh, an toàn, phòng gian giữ bí mật, chống các hoạt động xâm nhập, móc nối, phá hoại của các thế lực thù địch được tăng cường; tích cực tiến hành công tác dân vận, xây dựng cơ sở vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn, góp phần giữ vững và phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ - người chiến sỹ Cảnh sát biển" trong thời kỳ mới...
Tuy nhiên, trước sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ và những vấn đề phức tạp nảy sinh, sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, 15 năm qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng còn bộc lộ những hạn chế, đó là thiếu chiều sâu và độ vững chắc. Một số ít cán bộ, đảng viên nhận thức về tình hình, nhiệm vụ chưa thật sâu sắc, một số ít cán bộ đảng viên còn có biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống, còn bị cám dỗ bởi những vật chất tầm thường dẫn đến vi phạm kỷ luật pháp luật; tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng chưa cao, biểu hiện hữu khuynh, né tránh. Năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn hạn chế; kết quả xây dựng đơn vị có nơi chưa ổn định và vững chắc, tính chủ động của một số ít cán bộ chủ trì, chủ chốt trong công việc chưa cao. Công tác quản lý tư tưởng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên ở một số tổ chức đảng chưa thật chặt chẽ; tình hình chấp hành kỷ luật còn có đơn vị chuyển biến chậm... Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, song trước hết là do năng lực tiến hành CTĐ,CTCT của một số tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và cán bộ chính trị còn hạn chế; thiếu các giải pháp sáng tạo, đột phá vào nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, khắc phục khâu yếu, mặt yếu; tính đảng, tính nguyên tắc ở một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa được đề cao. Công tác tham mưu, chỉ đạo của cơ quan chính trị các cấp có mặt còn hạn chế; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ cấp dưới...
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt trong công tác thực thi pháp luật trên biển, nhất là nhiệm vụ bảo vệ an toàn đối với công tác thăm dò, khai thác dầu khí; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển, tạo mối quan hệ đoàn kết với các nước ASEAN, đồng thời tiên phong trong công tác cứu hộ, cứu nạn, tích cực thực hiện nhiệm vụ phòng chống buôn lậu, tội phạm về ma túy…, đồng thời để bảo đảm cho toàn lực lượng hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, CTĐ,CTCT cần tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ 9, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Cục lần thứ 3, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng CSB; tập trung xây dựng lực lượng vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, bảo đảm cho lực lượng Cảnh sát biển luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước XHCN và nhân dân; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và những hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đấu tranh trấn áp có hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định sản xuất trong nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Để thực hiện tốt vấn đề đó, cần tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và đội ngũ cán bộ các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CTĐ,CTCT; chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, cơ quan chính trị các cấp vững mạnh, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra; tiếp tục thực hiện tốt các nội dung, biện pháp tiến hành CTĐ,CTCT theo đúng Điều lệ CTĐ,CTCT nhằm nâng cao chất lượng toàn diện các mặt hoạt động CTĐ,CTCT; trong đó, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn lực lượng cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác tuyên truyền làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của bộ đội đối với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội, của Cục CSB, của từng cơ quan, đơn vị, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cần làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tuyệt đối trung thành với Đảng, chế độ XHCN và nhân dân; có nhận thức sâu sắc về tình hình, nhiệm vụ cách mạng, củng cố niềm tin vững chắc vào đường lối đổi mới của Đảng; đồng thời chuyển hoá những hiểu biết đó thành niềm tin, thành bản lĩnh của cán bộ, chiến sĩ, từ đó vận dụng đúng đắn, nhuần nhuyễn trong hoạt động thực tiễn nói chung, trong hoạt động quân sự nói riêng, kể cả trong phương thức đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng chính trị. Mọi cán bộ, chiến sĩ phải luôn nắm vững âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, mọi biểu hiện cơ hội, thực dụng, mơ hồ, mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu, tha hóa về đạo đức, lối sống; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, "phi chính trị hóa" quân đội của các thế lực thù địch. Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại cơ sở; nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho các đối tượng; thường xuyên giữ vững định hướng chính trị-tư tưởng, nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục của công tác thông tin, tuyên truyền, văn hóa-văn nghệ, báo chí, xuất bản, đặc biệt là nâng cao chất lượng tờ tin “cơ quan của Đảng ủy Cục và tiếng nói của cán bộ, chiến sỹ lực lượng CSB”. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác Thi đua-Khen thưởng; đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật trên biển, xây dựng các tổ chức vững mạnh, kiên quyết khắc phục khâu yếu, mặt yếu, nhất là việc chấp hành kỷ luật, pháp luật, phấn đấu giảm tỷ lệ vi phạm kỷ luật thông thường xuống dưới 0,3%. Đặc biệt là tiếp tục giáo dục cho mọi cán bộ, chiến sĩ, chấp hành nghiêm ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về "Thực hiện thẩm quyền, thực thi pháp luật trên biển, nghiêm cấm không được can thiệp và không để ai can thiệp vào việc chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển, làm ảnh hưởng đến uy tín, truyền thống Quân đội"; và Chỉ thị số 967/CT-CSB-PL ngày 19/4/2012 của Cục trưởng Cục Cảnh sát biển về "Nâng cao phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống tiêu cực trong thực thi pháp luật của lực lượng Cảnh sát biển".
Thứ hai, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, chú trọng năng lực cụ thể hóa nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết.
Cấp ủy các cấp cần tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên", Nghị quyết 147-NQ/ĐU ngày 04/4/2008 của ĐUQSTƯ về "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội", đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”; gắn xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng đội ngũ cấp ủy với cán bộ chủ trì, xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên. Hằng năm, các cấp ủy Đảng trực thuộc cần rà soát tình hình tổ chức, biên chế, hoạt động của các tổ chức đảng cấp mình theo đúng quy định của Điều lệ Đảng từ đó điều chỉnh, bổ sung định hướng cho các tổ chức hoạt động có hiệu quả; Trước mắt, tập trung xây dựng tổ chức đảng ở các Phòng khối cơ quan chuyên ngành có đủ năng lực, trí tuệ, trình độ nghiên cứu, đề xuất, tham mưu với Đảng ủy, Thủ trưởng Cục những vấn đề về công tác quân sự, chính trị, pháp luật, trinh sát, phòng chống tội phạm ma túy, các công tác chuyên ngành khác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; bổ sung các quy định, quy chế hoạt động trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại, các văn bản quy phạm pháp luật của lực lượng CSB. Xây dựng đội ngũ cấp ủy viên thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, đạo đức, có uy tín trong cán bộ, đảng viên và quần chúng. Các tổ chức đảng cần duy trì nghiêm nền nếp, chế độ, nguyên tắc sinh hoạt, nhất là nền nếp sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ, sinh hoạt ra nghị quyết, tự phê bình và phê bình; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy viên, đảng viên, phát huy trí tuệ tập thể trong xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết, thực hiện tập thể lãnh đạo phân công cá nhân phụ trách, chống các biểu hiện gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, cục bộ, bè phái…. Đi đôi với tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên, cấp ủy các cấp cần làm tốt hơn nữa công tác phát triển đảng; đồng thời, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tiêu chuẩn, vi phạm tư cách đảng viên, làm trong sạch nội bộ Đảng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác Xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; thực hiện nghiêm túc 6 nội dung chuẩn mực đạo đức mà Cục CSB đã xác định, ba khâu đột phá của BQP và 6 nội dung trọng tâm của Cục; ra sức thực hành tiết kiệm, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong toàn lực lượng. Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng cơ quan chính trị các cấp để đủ sức làm tham mưu, giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên về công tác xây dựng Đảng và tiến hành có hiệu quả CTĐ, CTCT trong đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tập trung vào việc thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của BQP, chấp hành Điều lệ Đảng, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, quy chế làm việc; xử lý nghiêm những biểu hiện vi phạm nguyên tắc, mất đoàn kết nội bộ, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến vững chắc về đoàn kết, dân chủ và kỷ luật trong đảng bộ và đơn vị.
Thứ ba, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đồng thời làm tốt công tác Thi đua - Khen thưởng tạo động lực cho mọi tổ chức và cá nhân vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trên cơ sở quán triệt các quy định của trên, Quy chế công tác cán bộ, các cấp ủy cần chủ động giải quyết số lượng, điều chỉnh cơ cấu, gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng phát hiện bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ trẻ. Theo đó, cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự tiền phong, gương mẫu; phẩm chất đạo đức và lối sống trong sạch; có trình độ kiến thức cơ bản, năng lực hoạt động thực tiễn và chuyên môn hóa ngày càng cao, tinh thông về nghiệp vụ; độ tuổi theo luật định. Các cấp ủy cần xây dựng quy hoạch cán bộ chủ trì các cấp, tạo nhiều nguồn, nhiều độ tuổi và có điều chỉnh, bổ sung kịp thời, điều động quân số từ nơi thừa về nơi thiếu để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ; coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, tính tiền phong, gương mẫu và trình độ tổ chức thực tiễn của đội ngũ chính ủy, chính trị viên và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần đẩy mạnh đổi mới phong cách, tác phong công tác, nắm vững và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ, nhất là ở các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, nhiệm vụ thực thi pháp luật, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm...Song song với đó là làm tốt công tác Thi đua - Khen thưởng. Đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời, đề nghị thăng quân hàm, nâng lương trước niên hạn, ưu tiên trong sử dụng, đào tạo từ đó tạo động lực cho mọi tổ chức và cá nhân vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thứ tư, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác dân vận, chính sách, bảo vệ an ninh, đối ngoại quân sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp cần tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về chức năng “đội quân công tác” trong tình hình mới; tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, cần phát huy tốt các hình thức công tác dân vận đã được kiểm nghiệm có hiệu quả trong thực tiễn; động viên bộ đội tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giúp dân phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết số 152 - NQ/ĐUQSTƯ của ĐUQSTƯ về "Tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới" và Chỉ thị 123/CT-BQP của Bộ trưởng BQP, các cấp cần phát huy hiệu quả công tác vận động quần chúng của các đội công tác, tăng cường xây dựng các cơ sở mật, các địa bàn trọng điểm; thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác chính sách quân đội và chính sách hậu phương quân đội; qua đó, góp phần phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh, xây dựng "thế trận lòng dân", góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển, đảo của Tổ quốc. Cùng với công tác dân vận, cấp ủy và chỉ huy các cấp cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đối ngoại quân sự, xây dựng đơn vị an toàn tuyệt đối, không để bị kẻ xấu lợi dụng móc ngoặc làm tiết lộ bí mật quân sự, gắn với xây dựng địa bàn an toàn về chính trị; thực hiện tốt và phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn mới.